google.com, pub-1530902840863280, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tổng hợp 4 cách diệt rết trong nhà hiệu quả nhất

Tổng hợp 4 cách diệt rết trong nhà hiệu quả nhất

12/01/2023
Cách diệt rết trong nhà làm sao để đạt hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, dưới đây là những biện pháp mà IDSV đa sưu tầm được bạn có thể tham khảo để đảm bảo an toàn cho bản thân và thành viên khác trong gia đình.

Rết thường sống ở trong hang và lòng đất bên ngoài trời, tuy nhiên những năm gần đây chúng có xu hướng di chuyển vào nhà dân hay khu dân cư để sinh sống, đặc biệt là những loài rết to trước đây chỉ sống tại rừng rậm núi đá. Rết là động vật ăn thịt, chúng thường ăn những côn trùng như rệp giường, mối, bọ, nhện, gián… tuy nhiên không loại trừ khả năng chúng tấn công con người.

Rết thường hoạt động vào ban đêm chúng có thể truyền độc thông qua vết cắn, những con rết to có trọng lượng lớn có thể gây nguy hiểm cho con người, nếu bị rết nhỏ cắn sẽ gây sưng to, đau buốt.

Tổng hợp 4 cách diệt rết trong nhà hiệu quả nhất

Tổng hợp 4 cách diệt rết trong nhà hiệu quả nhất

Tuy rết có thể tiêu diệt một số loại côn trùng trong nhà bạn nhưng vết cắn của chúng cũng có độc, hơn nữa chúng cũng không phải những vị khách được ưa thích trong nhà, đặc biệt là với chị em phụ nữ, do đó bạn có thể thử những cách diệt rết trong nhà hiệu quả sau đây.

Diệt con rết trong nhà ngay khi bạn nhìn thấy chúng

Rết có rất nhiều chân giúp chúng chạy trốn nhanh chóng, do đó để tiêu diệt chúng bạn phải hành động nhanh gọn. Thường thì rết chỉ xuất hiện trong nhà rất ít, thỉnh thoảng mới xuất hiện vài con do đó bạn có thể tiêu diệt ngay khi nhìn thấy, dùng giày, dép dẫm mạnh lên để tiêu diệt.

Nếu không muốn giết chết chúng thì bạn có thể bắt nó vào lọ và đem bỏ chúng thật xa để chúng không thể quay lại vào nhà.

Đặt bẫy dính tiêu diệt rết

Thường thì các chị em phụ nữ luôn có tâm lý sợ những con vật không chân như rắn, hoặc nhiều chân như rết, nhện… và không dám lại gần hay tiêu diệt chúng.

Bạn cũng có thể sử dụng bẫy dính, chỉ cần đặt bẫy ở góc trong nhà, ngay gần khe hở nơi rết thường xuyên đi qua và săn mồi, nhưng chiếc bẫy này có thể bắt được những loài côn trùng khác lén lút hoạt động trong nhà bạn.

Tuy nhiên bẫy dính chỉ có tác dụng với rết nhỏ và những côn trùng khác, còn rết to thì chúng có thể bỏ lại chân và chuồn đi mất.

Sử dụng thuốc diệt côn trùng

Sử dụng thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt rết trong nhà cũng là một biện pháp hiệu quả, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này khi đã thực hiện những biện pháp khác mà không đem lại hiệu quả cao.

Hãy cẩn trọng khi sử dụng thuốc diệt côn trùng khi trong nhà có trẻ nhỏ và động vật nhỏ khác.

Gọi dịch vụ tiêu diệt rết chuyên nghiệp

Nếu bạn đã thử mọi cách mà không đem lại hiệu quả, và rết trong nhà bạn quá nhiều thì tốt nhất bạn nên bỏ tiền ra để thuê dịch vụ tiêu diệt rết chuyên nghiệp.

Họ sẽ kiểm tra xung quanh nhà bạn để tìm lối đi mà rết có thể xâm nhập, xác định và tiêu diệt trứng rết, phun thuốc diệt côn trùng quanh nhà bạn. Việc này sẽ đem lại hiệu quả tích cực hơn.

Cách xử lý khi bị rết cắn

Khi bị rết cắn trước tiên cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài, sau đó rửa sạch vết thương với xà phòng, có thể dùng đá chườm lạnh để giúp giảm đau, sưng tấy, cẩn thận hơn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau, chống viêm.

Rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không quá nghiêm trọng tuy nhiên vẫn gây đau nhức. Do đó khi bị rết cắn bạn có thể sử dụng tỏi giã nát bôi lên vết cắn làm giảm đau nhức nhanh chóng. Ngoài ra cũng có thể dùng rau sam đắp vào nơi rết cắn.

Vết thương do rết cắn không nguy hiểm, nhưng còn tùy thuộc vào trường hợp nặng nhẹ khác nhau, người bị rết cắn sẽ có những triệu chứng, biểu hiện như:

Trường hợp nhẹ: Bệnh nhân bị đau nhức ngay vị trí chỗ cắn sau đó thì hết.

Trường hợp nặng: Bệnh nhân có phản ứng mạnh với nọc độc của rết, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Gây chảy máu nhẹ.

  • Đau nhức dữ dội kéo dài 2 – 3 ngày.

  • Nhiều trường hợp xuất hiện bọng nước hoặc hoại tử nhẹ ở vết cắn.

  • Ngứa, phù nổi hạch.

  • Cơ thể ủ rũ, mệt mỏi, đau toàn thân.

  • Thở nhanh, ho, đau họng.

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Hướng dẫn cách ngăn ngừa rết bò vào nhà

Ngoài việc tiêu diệt rết thì bạn cũng nên áp dụng những biện pháp ngăn ngừa rết bò vào nhà như:

Hướng dẫn cách ngăn ngừa rết bò vào nhà

Tạo hàng rào xung quanh nhà

Rết thường sống ở bên ngoài và sau đó chúng xâm nhập vào nhà. Việc tạo hàng rào bao xung quanh nhà sẽ giúp bạn ngăn ngừa được rết, bạn có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng có chứa cyhalthrin đổ vào đường bao vòng quanh nhà, đây là loại thuốc chủ yếu dùng để trừ kiến nhưng cũng có thể diệt được cả rết.

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ

Rết thường tập trung ở những nơi ẩm ướt, do đó để ngăn ngừa rết bò vào trong nhà, bạn nên làm vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn tầng hầm, ngăn tủ và những khu vực ẩm ướt khác.

Có thể sử dụng túi hút ẩm có trong kẹo, đồ chơi… đặt ở gầm giường, gầm tủ, những khu vực ẩm ướt.

Dọn dẹp rác thải xung quanh nhà, những khu vực như sân vườn, lùm cây là những nơi lý tưởng của rết, bạn nên phát quang bụi rậm, chuồng trại chăn nuôi thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, rắc vôi bột để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh cũng như rết tập trung.

Không nên đặt những đồ như đống củi, đống gạch… cạnh nhà vì đây là những vị trí lý tưởng để rết sinh sống.

Bịt kín các khe hở

Đây là biện pháp vô cùng hợp lý có thể ngăn chặn lỹ bọ xâm nhập vào nhà ngay từ đầu, bịt kín mọi khe hở trên nền bê tông, trám các khoảng trống ở cửa ra vào và cửa sổ.

Kiểm tra rãnh nước và máng xối để dọn sạch lá cây, cành cây, loại bỏ nơi trú ẩn và sinh sôi của rết.

Trên đây là một số thông tin về rết, cách xử lý khi bị rết cắn, nhưng cách tiêu diệt rết trong nhà hiệu quả và những cách phòng ngừa rết vào nhà mà bạn có thể tham khảo, hy vọng rằng những thông tin dưới đây sẽ có ích cho bạn


0868.070.369

Chat Zalo Messenger