google.com, pub-1530902840863280, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Ong vào nhà làm tổ tốt hay xấu?

Ong vào nhà làm tổ tốt hay xấu?

11/12/2022
Ong là động vật đã quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam. Có rất nhiều loài ong khác nhau, mỗi loài lại đem đến những công dụng và tác hại của chúng.

Hãy cùng IDSV tổng hợp tên các loài ong ở Việt Nam nhé!

Tổng quan về loài ong

Tổng quan về loài ong

Trước khi điểm danh các loài ong ở Việt Nam, chúng ta cần tìm hiểu qua về nguồn gốc, đặc điểm của loài động vật này.

Nguồn gốc của loài ong

Ong thuộc loại côn trùng được tìm thấy ở hầu hết các nước trên thế giới, chúng thích nghi được rất nhiều môi trường khí hậu khác nhau, đặc biệt là khu vực Châu Á, Trung và Nam Mỹ.

Thậm chí, một số loài ong thường làm tổ dưới lòng đất, một số loài lại được nuôi ở các nông trại với mục đích để lấy mật làm thức ăn bổ dưỡng cho con người.

Thức ăn của ong

Thức ăn của ong chủ yếu là các loài mật hoa và một số loại côn trùng khác như sâu, bướm, nhện, dế,... Một số loài còn ăn nhựa cây, trái cây, nước bọt của ấu trùng. Thức ăn của một số loài là thịt ấu trùng của các loài ong khác để bổ sung dinh dưỡng cho mình.

Đặc điểm của loài ong

  • Ong là loài côn trùng cánh mỏng đem nhiều lợi ích cho đời sống của con người

  • Loài ong có khoảng 20.000 loài nhưng ong mật đem đến nhiều lợi ích nhất

  • Cơ thể ong được chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Bụng ong có chứa một bao tử dùng để chứa mật hoa. Thân của chúng có nhiều lông 

  • Ong có nhiều màu sắc từ đen tới nâu nhạt

  • Ong sống theo bày đàn và được phân công nhiệm vụ môt cách rất nghiêm khắc. Trong tổ ong có 3 loại: Ong chúa, ong thợ, ong đực

  • Tổ ong thường được làm ở những nơi được bao che như bọng cây hoặc hốc đá, chúng được hình thành bằng sáp và nhựa cây.

Tên các loài ong độc ở Việt Nam

Ong vò vẽ

Ong vò vẽ

Các loài ong vò vẽ rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, chúng thường xuất hiện tại các vùng quê, vùng trung du và đồi núi. Loài ong này thuộc họ ong bắp cày, bụng tròn, quan sát cơ thể đan xen giữa các khoang màu đen và màu vàng.

Ngoài của ong vò võe không có ngạnh nên chúng không có khả năng chích và đốt nhiều lần mà không mất ngòi. Đây là loài ong được mệnh danh là "sát thủ" vì chúng có độc. Nọc của chúng có những chất gây sốc phản vệ nhanh, sưng nề, đau buốt, nếu bị đốt sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí có thể gây suy hô hấp.

Ong bắp cày

Ong bắp cày là họ ong có số lượng đông đảo và đa dạng nhất, chúng phân bổ trên khắp thế giới. Cơ thể mỗi loài có màu sắc khác nhau nhưng phổ biến là màu nâu và đen, vàng đôi khi có sự đan xen giữa các màu sắc với các dải sọc khác nhau. 

Đặc điểm là các loài ong này đều có độc, trong nọc của chúng có chứa Acetylcholine và một số dịch có khả năng phân hủy các mô ở người. Chính vì thế, bạn nên tránh để ong bắp cày đốt không sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của mình.

Ong mặt quỷ

Ong mặt quỷ nằm trong các loài ong ở Việt Nam, chúng thường phân bố ở các nước Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Loài ong này có khuôn ngực màu đen và nâu sẫm.

Đầu ong có màu vàng nâu với hai chiếc râu phân đốt màu nâu đen, bụng có sự xen kẽ giữa các dải màu sắc khác nhau. Ong mặt quỷ thuộc trong top những loại ong độc, không những gây tổn thương cho da mà còn nguy hại đến tính mạng con người nếu bị chích bởi số lượng lớn.

Ong mồ hôi

Ong mồ hôi xuất hiện đầu tiên ở khu vực Trung và nam Mỹ, loài ong này có đôi mắt ghép giúp chúng có thể thích nghi với cuộc sống về đêm, hoạt động và tím kiếm nguồn thức ăn dễ dàng hơn.

Chúng sống theo bày đàn và có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Khi bị đốt xuất hiện các dấu hiệu nóng rát, đau đớn, hôn mê sâu.

Ong đất

Ong đất thuộc vào top các loại ong độc và thuộc các loài ong mật ở Việt Nam. Cơ thể chúng có kích thước nhỏ bé, chiều dài khoảng 5mm và được bao phủ bởi màu vang nâu hoặc nâu xám cùng với những dải màu đen tuyền đẹp mắt.

Đây là loài ong khá nguy hiểm, khị bị đốt sẽ có dấu hiệu đau buốt, sưng tấy và có thể nguy hiểm đến tính mạng với các dấu hiệu sốt, sốc nhiệt, co rút, dị ứng,... 

Tên các loài ong mật ở Việt Nam

Ong nghệ

Ong nghệ

Nhắc đến các loại ong mật thì không thể nào bỏ qua ong nghệ, chúng phân bổ chủ yếu ở các khu vực như bán cầu Bắc, Nam, Mỹ. 

Ong nghệ có kích thước nhỏ, lông dày, có màu đen xen kẽ sọc vàng. Đây là ong chuyên đi đẻ nhờ và không xây tổ và được đánh giá rất hiền lành, không chủ động con người. Tuy nhiên, khi bị ong nghệ đốt bạn sẽ thấy đau rát, sưng nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ong vàng

Ong vàng cũng thuộc các loài ong ở Việt Nam, chúng hiền lành, thân hình nhỏ nhắn, ít lông, cơ thể có sự đan xen giữa những dải sọc màu vàng và đen. Chúng đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân trong việc thụ phấn giữa các cây trồng. 

Loài ong này sẽ không chỉ động tấn công mà chỉ tự vệ khi bị trêu ghẹo, thấy sự nguy hiểm và khi bị đe dọa. Nếu bị các loài ong vàng chích sẽ không độc nhưng bị ngứa, đau và khó chịu.

Ong bầu

Ong bầu cũng phân bố rộng rãi trên trái đất, cơ thể của chúng phân thành đốt và được bao phủ bởi một lớp màu đen tuyền, thân mũm mĩm và khá tỏ.

Cơ thể ong có những sợi lông tơ mềm, mịn màu đen nhạt, ở giữa phần ngực cũng có thêm những sợi lông màu nhạt. Nọc của ong bầu không độc, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bị chích sẽ có cảm giác đau, sưng nhẹ và khó chịu.

Ong khoái

Ong khoái cũng thuộc các loài ong mật ở Việt Nam với kích thước từ 17 - 20 mm, có màu xanh, lông tơ mềm màu vàng bao phủ ở phần lưng.

Chúng làm tổ trên các vách núi đá, cành cây cao, kích thước rất lớn, lên tới hơn 1m và được đánh giá là loài ong hoang dã cho nhiều mất nhất, mỗi năm chúng đem đến 35 - 40 lít mật.

Ong ruồi

Ong ruồi thuộc họ ong mật, sống trong các khu vực có điều kiện nhiệt độ ấm áp như Châu Á với kích thước nhỏ, đầu to, cơ thể thon dài. Chúng di chuyển chậm chạp và tổ nó bé, thường được xây ở trong bụi cỏ hoặc dưới các cành cây dừa, cây to. Ong ruồi ít độc, mật thơm những số lượng cá thể ít nên chúng không được nuôi để phát triển kinh tế cũng như thu mật.

Cách phòng ngừa bị ong đốt

Cách phòng ngừa bị ong đốt

Trẻ con rất hay nghịch ngợm, thích trọc phá tổ ông lên đây là lý do khiến bị ong đốt nhiều nhất. Do đó, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn, ngăn cấm trẻ không được chọc phá tổ ong, tránh tiếp xúc trực tiếp với ong. Không nên để nhà hoang hay nhiều bụi rậm quanh nhà vị đây là những nơi lý tưởng cho ong làm tổ.

Cần đứng im hoặc ngồi xuống từ từ sau đó ngồi im nếu phát hiện ong bay xung quanh, tuyệt đối không được chạy. Khi đi du lịch, thám hiểm trong rừng cần tránh mặc quần áo có màu sắc rực rỡ vì dễ khiến ong lầm tưởng đến các loại hoa. Không dùng nước hoa, xịt mùi có mùi thơm và ngọt dễ thu hút ong đến gần. Cần đội mũ có lưới che, đeo găng tay và mặc quần áo kín.

Cách chữa ong đốt

Nếu chẳng may bạn bị các loài ong ở Việt Nam đốt thì cần phải nắm được một số kiến thức, kĩ năng và biện pháp để xử lý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Trước hết, bình tĩnh di chuyển khỏi đàn ong rồi tiến hành sơ cứu

  • Sử dụng nhíp nhỏ để loại bỏ ngòi chích của ong ra khỏi cơ thể, vệ sinh bằng xà phòng và nước ấm

  • Tiếp theo, đắp khăn lạnh hoặc trườm đá lạnh lên vết chích nhằm giảm sưng

  • Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị

Ong vào nhà làm tổ tốt hay xấu?

Theo quan niệm dân gian, ong là loài mang nhiều dương khí. Chúng còn được coi là biểu tượng cho sự hòa thuận, đoàn kết và sum họp. Chính vì vậy, ong vào nhà làm tổ là điều rất tốt, giúp gia đình sum họp hạnh phúc hơn nữa.

Một vấn đề thú vị nữa bạn cân nhắc tham khảo nhé.

Vì ong là loài vật đáng yêu, mang lại may mắn nên khá nhiều người tin vào những "con số may mắn" khi mơ thấy chúng:

  • Ong đi riêng lẻ: ong đen số may mắn là 09 - 90, ong vàng 87 - 88, ong mật 12 - 52, ong đất 49 - 53, bong bắp cày 69 - 96

  • Mơ bị ong đốt thì số 03 - 30

  • Mơ bị ong đuổi số 07 - 70

  • Ong bay thành đàn thì số 39 - 93

  • Ong đang hút mật thì số 79 - 96

Như vậy, với những thông tin về các loài ong ở Việt Nam hy vọng sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về các loài ong này, biết được loài nào độc và loài nào tốt. Theo dõi IDSV để xem những tin tức mới nhất


0868.070.369

Chat Zalo Messenger