google.com, pub-1530902840863280, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Loài muỗi sống được bao lâu?

Loài muỗi sống được bao lâu?

11/12/2022
Muỗi sống được bao lâu là câu hỏi thú vị luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những người đam mê tìm hiểu và nghiên cứu về thế giới côn trùng.

Hãy cùng theo dõi bài viết này của IDSV để biết muỗi sống được bao lâu các bạn nhé!

Những bệnh nguy hiểm lây truyền từ muỗi 

Những bệnh nguy hiểm lây truyền từ muỗi

Muỗi không chỉ gây ra sự phiền phức cho con người bởi âm thanh vo ve mà chúng còn là vật trung gian lây truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm. 

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm sang con người với những triệu chứng phổ biến như đau bụng, buồn nôn, sốt cao liên tục, đau cơ, nhức hai hố mắt, sung huyết ở lỗ chân lông,... Các dấu hiệu này thường bắt đầu hiện rõ sau 07-10 ngày bị muỗi đốt.

Sốt rét

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm qua vết đốt do muỗi gây ra, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người. Khi nhiễm virus sốt rét, người bệnh sẽ có các biểu hiện như ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức mỏi,...

Virus Zika

Virus Zika là một loại virus nguy hiểm, loại virus này chủ yếu lây truyền qua loài muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh.

Những người nhiễm virus có các biểu hiện nổi bật như: sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban, thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca di tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Sốt vàng da

Sốt vàng da là một dạng bệnh sốt xuất huyết, người mắc bệnh thường sau một thời gian bệnh nặng sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, có khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu từ vấn đề bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Trong đó, khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.

Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm gây tổn thương nguy hiểm đến não do. Mỗi năm, muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản giết chết khoảng 10.000 người, nhiều nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. 

Những biểu hiện dễ dàng nhận thấy khi mắc bệnh như: Sốt, nhức đầu, rối loạn phát âm, khó thở, nôn, tiêu lỏng, ngủ li bì, đờ đẫn, hôn mê, co giật, suy hô hấp. Chưa dừng lại ở đó, bệnh viêm não Nhật Bản còn gây ra nhiều biến chứng như: viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp... và có thể dẫn đến tử vong.

Loài muỗi sống được bao lâu?

Có thể bạn chưa biết, vòng đời của muỗi phát triển qua 4 giai đoạn, đó là trứng, ấu trùng (bọ gậy), thanh trùng (lăng quăng) và muỗi trưởng thành. Khi còn là trứng, bọ gậy và lăng quăng thì chúng sinh trưởng, phát triển dưới nước và khi đã trưởng thành thì sống tự do trong môi trường. Để giải đáp cho vấn đề muỗi sống được bao lâu, hãy cùng IDSV tìm hiểu các giai đoạn phát triển của muỗi.

Giai đoạn đầu tiên

Muỗi thường đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ được khoảng 100 - 400 trứng và nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao mà trứng nổi lên. Kích thước và hình dáng của trứng cũng thay đổi tùy theo loài, trung bình sẽ dài khoảng  0,5mm. Sau 2 - 3 ngày trứng sẽ nở trong điều kiện thích hợp.

Giai đoạn 2

Trứng muỗi nở ra ấu trùng, chúng thường được gọi là bọ gậy. Giai đoạn bọ gậy kéo dài 8 - 12 ngày và chúng sẽ liên tục lột xác, hình dạng giống nhau. Ấu trùng rất linh hoạt, chúng có thể lặn xuống đáy khi cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn là những sinh vật như vi tảo, đơn bào. 

Có thể bạn chưa biết, ấu trùng sẽ hô hấp bằng cách nổi lên mặt nước. Đối với ấu trùng muỗi Anopheles thì chúng nằm song song với mặt nước còn ấu trùng muỗi khác thì nằm nghiêng so với mặt nước tùy theo cấu trúc bộ phận hô hấp. Cách nằm như vậy phục vụ cho việc hô hấp của chúng thuận tiện nhất. 

Giai đoạn 3

Sau 8-12 ngày, ấu trùng tiếp tục phát triển qua giai đoạn nhộng, hay còn được gọi là lăng quăng. Lăng quăng sống dưới nước khoảng 1 - 5 ngày, không ăn và thở khí trời bằng 2 ống thở.

Giai đoạn 4

Loài muỗi sống được bao lâu?

Con muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác kéo dài khoảng 15 phút. Khi thành muỗi thì muỗi đực và muỗi cái cũng có nhiều điểm khác nhau, đối với muỗi đực thì râu sẽ rậm, còn muỗi cái có râu thưa hơn. 

Muỗi cái thường chỉ cần giao phối một lần nhưng đẻ trứng suốt đời và để thực hiện được chức năng này muỗi cái cần phải hút máu. Khác với muỗi cái, muỗi đực không hút máu mà tự nuôi cơ thể bằng cách chích hút nhựa cây và mật ong nên chúng thường quanh quẩn nơi nó ra đời.

Hy vọng với những chia sẻ của IDSV sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề muỗi sống được bao lâu. Muỗi mang theo rất nhiều nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, chính vì vậy các gia đình nên có những biện pháp kiểm soát muỗi kịp thời. IDSV tự hào mang đến phương pháp diệt muỗi tối ưu, tiên tiến của Nhật Bản giúp bảo vệ sự an toàn cho cuộc sống của bạn. Hãy liên hệ đến Hotline của IDSV để được hỗ trợ chi tiết nhất các bạn nhé!


0868.070.369

Chat Zalo Messenger