google.com, pub-1530902840863280, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tuy nhiên chúng đều có đặc điểm chung là chắc chắn và chỉnh chủ. Cùng tìm hiểu cách mối làm tổ như thế nào để từ đó biết cách nhận dạng tổ mối và tiêu diệt mối tận gốc.
Có thể nói mối là bậc thầy về kiến trúc khi xây dựng tổ của chúng. Các tổ mối hầu hết đều do mối thợ đảm nhận trách nhiệm xây dựng. Trong mỗi tổ mối đều có các thành phần khác nhau như : mối chúa, mối vua, mối lính, mối thợ và mối con. Chính vì thế, một tổ mối hoàn chính phải đảm bảo đủ các không gian cho từng cá thể thể. Mỗi loài mối đều có đặc điểm tổ khác nhau, cụ thể như sau:
Đây là loài mối chuyên sinh sống và làm tổ ngay trong nơi khai thác thức ăn. Tổ mối là hệ thống khoang rỗng dạng khe hẹp có kích thước không đồng đều và hình dạng không cố định. Khoang lớn có thể dài 16-18cm, rộng 4-5cm.
Mối gỗ khô làm tổ mối thường có một số lỗ ăn thông từ khe rỗng ra bên ngoài cấu kiện gỗ, lỗ có đường kính khoảng 1mm ở phía dưới khe rỗng và chúng thường xuyên thải phân qua lỗ này. Phân của loài này dạng hạt cải, khô cứng, dài khoảng 1mm.
Khác với mối gỗ khô, mối gỗ ẩm tìm những nơi ẩm ướt, có nguồn thức ăn để làm tổ. Tổ của mối là khối xốp màu nâu đen hoặc xám tro. Thành phần chủ yếu của khối xốp này là bột gỗ, đất, cát được trộn lẫn với nước bọt của mối. Để diệt mối tận gốc, bạn có thể quan sát nền nhà, panen, khe giữa hai tường, trong các cấu kiện gỗ, dưới gốc cây, trong thân cây, trong khối tài liệu xem có các đường mui của chúng hay không?ổ
Mối đất thường làm tổ bên dưới lòng đất, có loài làm tổ nổi nhưng lại có loài làm tổ chìm hoàn toàn dưới mặt đất vì thế gây khó khăn trong việc phát hiện và tiêu diệt. Tổ của mối đất thường được xây dựng cầu kì và công phu hơn so với các loài mối trên.
Các tổ này thường có dạng ụ đất cứng, bên trong là khoang rỗng, bên ngoài là thành tổ mối.
Thành tổ của loài này có cấu tạo từ các hạt sét, bụi, cát, rất rắn chắc đặc biệt về mùa khô ở những vùng khô hạn. Thành tổ uốn thành vòm, trong thành tổ có các khoang rỗng chứa vườn nấm và các khe rỗng nối với nhau xuất phát từ khoang tổ đi ra vỏ thành tổ và lên trên đỉnh tổ.
Dưới thành tổ là khoang tổ chính. Xung quanh thành khoang chính có nhiều khoang chứa vườn nấm. Khu trung tâm thường không chứa vườn nấm nhưng có nhiều con non và có hoàng cung.ổ
Hoàng cung (nơi ở của mối vua và mối chúa) là 1 khối đất sét, rỗng ở phía trong, phía dưới phẳng, xung quanh hoàng cung có nhiều lỗ ra vào.
Dưới đáy khoang trung tâm có các ngăn nhỏ chứa thức ăn dự trữ. Số lượng các ngăn dự trữ trong 1 tổ có thể lên tới hàng trăm.
Khoang phụ (là khoang nhỏ và không chứa hoàng cung) của loài này phân bố trên thành tổ và ở xung quanh, dưới mặt đất. Từ khoang tổ có hang đi ngang và chia nhánh đến mặt đất tạo thành hệ thông hang đi kiếm ăn. Các hang nằm ngang có thể đi rất xa: tới 30m thậm chí tới 86m. Từ khoang tổ cũng có nhiều hang đi sâu xuống phía dưới để lấy nước, độ sâu có thể từ 2m đến 10m.
Những loại tổ này thường nằm hoàn toàn dưới lòng đất và có nhiều khoang.
Khoang chính có đường kính từ 20-80cm, chiều sâu tính từ mặt đất đến đỉnh của khoang chính thường sâu 50cm. Khoang phụ có đường kính từ 7 – 18cm. Số lượng khoang phụ có thể tới hàng trăm.
Bên dưới khoang tổ có nhiều hang giao thông đi xuống dưới và đi ra xa tới vài chục mét. Tổng thể tích rỗng của một tổ có thể lên tới 2m3.
Nắp phòng đợi nơi mối cánh bay giao hoan có dạng hình tháp hoặc hình trụ, đường kính 12 cm, cao nhất tới 9 cm.
Phát hiện được tổ mối là một trong những bước đầu tiên trong quá trình diet moi tai nha. Có thể dựa vào các điểm đặc biệt như phân mối, đường mui hay cánh mối để tìm thấy tổ. Sau khi tìm thấy, dựa vào các đặc điểm của từng loại tổ để xác định đúng loài mối đang tấn công nhà bạn. Việc xác định được mối sẽ giúp bạn đưa ra loại thuốc diệt mối cũng như phương pháp tiêu diệt thích hợp.
Các loại tổ khác đều có thể xác định bằng mắt thường, song các tổ mối chìm cần nhờ đến các dịch vụ diệt mối tại nhà chuyên nghiệp. Bởi lẽ, họ có máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ thuận tiện trong việc rà soát và tìm tìm thấy tổ mối.
0868.070.369