google.com, pub-1530902840863280, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Đặc điểm, tác hại và cách diệt trừ gián

Đặc điểm, tác hại và cách diệt trừ gián

28/10/2022
Con gián là loài côn trùng gây khó chịu cho nhiều người.

Chúng có mùi hôi và thường sinh sống ở môi trường dơ bẩn. Gián có nhiều loại và thường sinh sống trong các góc ở nhà. Để hiểu thêm về loài gián và cách diệt trừ, mời các bạn xem qua trong bài viết sau.

Tìm hiểu về con gián

Tìm hiểu về con gián

Đặc điểm chung

Gián là nổi sợ của hầu hết mọi người, gây phiền tới môi trường sống của chúng ta rất nhiều vì chúng sống khá dai, số lượng loài khá đông. Theo tìm hiểu, gián là loài côn trùng phổ biến nhất và đã có mặt trên trái đất khoảng 300 triệu năm. Chúng thuộc lớp côn trùng (được gọi là Insecta), bộ cánh gián (được gọi là Blattodea).Và theo các nghiên cứu, loài gián có hơn 3600 loài với 6 họ. Trong đó, hơn 50 loài đã được phát hiện ở Mỹ.

Chúng có kích thước đa dạng và tùy vào từng loài mà có thể dài từ 3-80mm, cơ thể dạng dẹt, có phần cánh ôm hết lưng, phần đầu nhỏ ẩn dưới phần ngực. Râu gián khá dài và có nhiều đốt. Gián đa phần đều có màu nâu sáng hoặc đem, chúng rất ít khi bay thường sẽ bò. Với những bàn chân đặc biệt giúp chúng có khả năng bám và di chuyển tốt ở mọi địa hình.

Ban đêm sẽ là khoảng thời gian lý tưởng để các loài gián hoạt động mạnh mẽ nhất. Chúng “chạy nhảy” khắp nơi từ tủ bếp, thùng rác, cống thoát nước,… vì vậy chúng có mùi rất khó chịu và là loài đặc biệt thích phá hoại mọi thứ xung quanh như gặm nhắm, làm ổ thức ăn, các thức ăn từ tinh bột như bánh kẹo, đường sữa hoặc các loại khác như bia, bơ, hồ dán, tóc, lớp da khô tróc ra, xác động vật và thực vật.

Điểm đặc biệt là các loài gián có thể sống tiếp đến vài giờ ngay khi chúng đã bị “bay” đầu do không mất máu nhiều như con người hoặc các loài động vật khác. Chúng không có các mạch áp suất cao để bơm máu do đó máu không bị tràn ra giúp chúng có thời gian để hàn gắn vết thương. Ngoài ra, chúng không thở bằng đầu nên máu cũng khác với các loài khác về nhiệm vụ tuần hoàn oxy.

Gián sống ở đâu?

Gián thường sống ở những nơi kín, có khí hậu nhiệt đới, ôn đới đáp ứng được môi trường ấm và ẩm ướt. Chúng có thói quen sống theo đàn.

Ban ngày có thể tìm thấy chúng trong hóc tối như kẻ tường, kẻ tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng chén đĩa hay đồ ăn, rãnh thoát nước, chuồng trại gia súc gia cầm,…

Ban đêm chúng hoạt động khá nhiều để tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ bát đĩa, thùng rác, cống rãnh,..

Con gián có độc hại không?

Con gián có độc hại không?

Gián tiết ra chất từ mùi hôi cơ thể với nhiều bộ phận gây nhiễm mùi tới các thực phẩm khác. Nếu chúng tập trung nhiều tại khu vực nào đó sẽ tạo ra mùi hôi đặc trưng của gián ở khu vực đó. Phân và xác của gián có chứa 1 lượng chất gây dị ứng da, chảy nước mắt, hắt hơi. Tuy nhiên, tất cả đều không gây ra bệnh nghiêm trọng.

Ngoài ra, loài gián nhà cũng là loài có hại cho sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của chúng ta do thói quen sống ở nơi ẩm thấp, dơ bẩn, ăn các loại thức ăn đã bị nhiễm khuẩn rồi mang đi khắp nơi phát tán mầm bệnh. Chúng có thói quen nữa là cơ chế tiêu hóa vừa ăn vừa nôn, sau đó đào thải phân khắp nơi. 

Gian không phải là tác nhân trực tiếp nhưng cũng là trung gian gây ra những bệnh do những mầm bệnh chúng phát tán như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, virus bại liệt,… hay mang các loài trứng giun đường ruột gây kích ứng, ngứa, viêm da, các rối loạn hô hấp tùy mức độ.

Vòng đời của gián

Loài gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy vào điều kiện sinh sản và nơi sống mà gia đoạn từ trứng thanh thiếu trùng mất khoảng 1 đến 3 tháng. Sau đó, thiếu trùng lột xác và lớn lên, phát triển thành gián trưởng thành tiếp sau vài tháng hoặc hơn 1 năm tùy loài và có thể có hoặc không có cánh.

Gián đẻ trứng hay đẻ con? Sinh sản thế nào?

Gián sinh sản vô tính: theo nghiên cứu của các chuyên gia, gián có thể sinh sản vô tính. Chúng có thể tự sinh sản mà không cần có con đực sau 2 tuần. Và mất khoảng 10 ngày để sinh sản.

Gián sinh sản hàng loạt: gián sinh sản bằng nhiều túi đựng trứng, trong đó mỗi túi chứa khoảng 15-20 trứng gián. Đối với một số loài như gián Đức có thể lên tới 40 túi trứng. Chúng mang trên lưng hoặc bụng để bảo vệ sự an toàn của trứng gián.

Trứng gián sẽ nở trong khoảng 15 đến 60 ngày. Sau hơn 2 tuần, gián cái vẫn có thể sinh sản trở lại chính vì thế chúng ta có thể thấy các loài gián có sự gia tăng nhanh về số lượng.

Phân loại gián

Gián Mỹ (Periplanete Americana)

Gián Mỹ (Periplanete Americana)

Hình dáng: con trưởng thành dài tầ 35 – 40 mm, một trong số các loài gây hại nhiều nhất. Với màu đỏ sáng chói đến màu nâu socola.

Vòng đời: con cái đẻ 10-90 bọc trứng, mỗi bọc khoảng 14 – 28 trứng. Gián non khoảng 150 ngày để trưởng thành. Với con trưởng thành là từ 100 – 3 năm.

Thích môi trường ấm áp, ẩm ướt.

Gián Úc (Periplanete Australasiae)

Gián Úc (Periplanete Australasiae)

Hình dáng: chiều dài cơ thể bé hơn Gián Mỹ tầm 31 – 37 mm. Màu sắc đen hơn với 2 sọc màu vàng nhạt ở 2 bên hông cánh trải dài xuống.

Một bọc trứng thường có tầm 20 – 25 trứng.

Gián Đức

Gián Đức

Hình dáng: có cơ thể dài 10-15mm. Hai đầu sọc dọc màu sậm. Con đực có màu nâu vàng nhạt, con cái có màu sậm hơn với bụng hình trái mận.

Vòng đời: Con cái để 4-9 bọc trứng, mỗi bọc chứa 37- 44 trứng. Gián non mất nửa tháng đến 1 tháng để phát triển lớn lên. Vòng đời con trưởng thành tầm 100 ngày.

Chúng là loài dịch hại chính ở các nhà hàng, khách sạn. Thích khu vực tối và yên tĩnh.

Gián đất

Gián đất

Gián đất có thể sống trong 3 tháng không cần thức ăn và 1 tháng mà không có nước. Trứng gián đất nhỏ, màu đen, nở ra con và sau 7 lần lột xác và khoảng 5 tháng là thành gián trưởng thành. 

Vòng đời của một con gián là khoảng tầm 12 tháng. Tốc độ sinh trưởng của gián đất rất cao, một cặp bố mẹ có thể cho ra đời 400 gián đất con. 

Khi ăn, gián vừa ăn vừa nôn những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và bài tiết phân.

Gián bạch tạng

Gián bạch tạng

Là loài gián trắng rất hiếm với đôi mắt đỏ, thực chất là những con gián mới lột xác. Do sự di truyền gen nên có sự biến đổi về màu sắc. Phần da mềm màu trắng, có chất cutin làm tấm che sẽ trở nên chắc và trở nên đen dần ngay sau đó.

Qua nhiều lần lột xác, thiếu trùng sẽ có hình dáng gần giống với gián trưởng thành.

Các cánh diệt gián tận gốc tại nhà hiệu quả

Dùng bả

Trộn bả với thực phẩm mà gián yêu thích (bột bánh, kẹo, mỡ, dầu ăn,…) và đặt gần chúng. Thành phần của bả có chứa fipronil 0,05% hoặc hydramethylnon 2%. 

Với phương pháp này, khiến các con gián chết trong vòng vài tuần với số lượng lớn.

Cách tự làm bả gián: trộn 1 phần bột axit boric ( mua tại hiệu thuốc) với thức ăn yêu thích của chúng để thu hút hơn. Bỏ hỗn hợp vào khay hoặc giấy nếu đặt trong tủ bếp.

Thuốc xịt

Có thể sử dụng thuốc xịt côn trùng ở các tiệm thú y. Cần làm đúng theo liều lượng khuyến cáo nếu bạn không muốn gây hại cho cả con người. 

Bạn có thể pha chế thuốc xịt với xà phòng, nước lau sàn hoặc nước lã theo tỷ lệ 1:1.

Bẫy gián

Bẫy gián

Những chiếc bẫy gián bán sẳn ở cửa hàng có chất dính như miếng dính chuột. Cách bẫy chúng vào bằng cách đặt thức ăn vụn vào miếng bẫy để thu hút chúng nhanh hơn.

Một số cách phòng ngừa gián vào nhà

Sử dụng thuốc long não (băng phiến) ở góc nhà vì gián khá sợ mùi long não.

Sử dụng xịt cồn.

Chất đuổi gián tự nhiên như: tinh dầu bạc hạt, vỏ dưa leo, vỏ cam, vỏ quýt, tỏi, dầu đinh hương.

Lắp đèn huỳnh quang và bật ở mọi khu vực do gián rất sợ ánh sáng.

Luôn cẩn thận đóng nắp lỗ thoát nước trong bếp, nhà tắm.

Sắp xếp đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ để giảm nơi có thể làm nơi trú ẩn của chúng. Gián có thể chui vào bất cứ chỗ nào, từ giấy vụn, quần áo, tầng áp mái, nhà kho,…

Để chén, bát úp ngược xuống tránh chúng chui vào làm ổ.

Xử lý trứng của gián khi bạn lỡ chân hay cố tình đạp chết chúng để tránh trứng gián nở.

Nếu nhà bạn có nuôi chó hoặc mèo, hãy chắc chắn rằng bạn dọn dẹp sạch sẽ để hạn chế gián bay vào rồi phát tán đi xung quanh.


0868.070.369

Chat Zalo Messenger