google.com, pub-1530902840863280, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tập tính của con nhặng và cách xử lý nhặng hiệu quả

Tập tính của con nhặng và cách xử lý nhặng hiệu quả

11/12/2022
Con nhặng từ lâu đã trở thành kẻ thù, là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người bởi chúng không chỉ gây phiền toái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.

Vậy tập tính của con nhặng ra sao, áp dụng biện pháp xử lý chúng như thế nào cho hiệu quả? IDSV sẽ bật mí cho các bạn nhé!

Sự sinh sản và phát triển của con nhặng

Sự sinh sản và phát triển của con nhặng

Tại Việt Nam, hiện nay đã xác định được 172 loài ruồi trong các khu dân cư, trong đó có 70 loài ruồi gần nhà, trong đó có những loài thích nghi với lối sống gần người. Con nhặng không chỉ gây ra sự phiền toái, khó chịu mà còn là trung gian truyền nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người gây bệnh như tiêu chảy, nhiễm giun, sán…

Vòng đời phát triển của con nhặng trải qua 4 giai đoạn: Trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành. Nhặng hay đẻ trứng tại các bãi rác, phân hoặc các chất hữu cơ ẩm ướt trong tình trạng phân hủy và sau khoảng từ 8 – 48 giờ, trứng nở thành ấu trùng hay còn gọi là dòi, ấu trùng sẽ lột xác 2 lần sau đó trải qua ba tuổi.

Ấu trùng lớn hết, ngừng ăn và tìm nơi đất xốp để chui xuống phát triển thành nhộng. Đặc biệt, nhộng nhặng không ăn, không hoạt động, sau một thời gian nhộng nở ra nhặng trưởng thành và chui lên khỏi mặt đất. Và chỉ 2 giờ sau khi khô cánh thì nhặng bay đi và tích cực kiếm ăn ngay.

Con nhặng sau khi nở 2 ngày bắt đầu giao phối, sau đó 2 – 3 ngày đẻ trứng và mỗi lần đẻ từ 100 – 150 trứng. Khi đói con nhặng không thể giao phối được và nếu thức ăn thiếu chất đạm thì trứng thường không phát triển nên thức ăn của con nhặng rất đa dạng: thực phẩm và chất thải của con người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử,… 

Con nhặng vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn và những chất đó chứa rất nhiều mầm bệnh. con nhặng là vật trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, lỵ, thương hàn và các bệnh giun sán,… Con nhặng chỉ hoạt động vào ban ngày, mỗi ngày chúng ăn 2 – 3 lần. Và khi ban đêm đến, con nhặng thường đậu ở những nơi khuất gió như sàn nhà, trần nhà, tường nhà, bờ rào, dây phơi, dây điện, thảm cỏ, bụi cây thấp,...

Cách xử lý con nhặng hiệu quả

Nếu gia đình bạn đang bị những con nhặng làm phiền thì hãy tham khảo một số cách xử lý con nhặng hiệu quả mà IDSV gợi ý dưới đây nhé!

Cách xử lý con nhặng bằng bạc hà

Bạn có thể sử dụng bạc hà tươi hoặc sấy khô để đuổi con nhặng, đây là cách vừa an toàn, vừa hiệu quả, lại dễ dàng thực hiện chỉ bằng cách treo những túi bạc hà gần cửa sổ hoặc cửa ra vào. Bên cạnh đó, bạn có thể cắt nhỏ lá bạc hà rồi thả vào cốc nước và đặt trên bàn hoặc cửa sổ, thêm một chút húng quế để đạt hiệu quả cao hơn.

Cách xử lý con nhặng bằng húng quế

Húng quế là loại thảo dược thường được sử dụng để nấu ăn, lá này có một mùi hương khiến con nhặng rất ghét. Vì thế, bạn nên trồng chậu húng quế đặt ở gần cửa ra vào hoặc gần bàn ăn để ngăn chặn nhặng xâm nhập hoặc bạn có thể sử dụng những túi húng quế khô gần khu vực nhiều nhặng “tụ tập”.

Cách xử lý con nhặng bằng tinh dầu sả

Cách này thực hiện đơn giản mà còn có thể tạo mùi hương trong không khí nơi bạn sinh sống với mùi sả. Hãy trộn một muỗng canh dầu với 453g sả, lắc đều và phun trực tiếp vào nhặng và những nơi nhiều nhặng. Mặc dù không giết nhặng trực tiếp nhưng tinh dầu sả sẽ cản trở khả năng bay của nhặng và cho phép bạn tiêu diệt chúng dễ dàng hơn.

Cách xử lý con nhặng bằng lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế là một thảo dược thường được sử dụng nấu ăn và nó cũng có một mùi hương khó chịu khiến con nhặng và các loài côn trùng khác tránh xa. Bạn có thể trồng nguyệt quế hoặc sử dụng lá khô để ngăn cản sự xâm nhập của loài nhặng.

Cách xử lý con nhặng bằng cây cúc ngải

Cây cúc ngải là loại thảo dược hiệu quả để xua đuổi con nhặng. Tuy nhiên khi dùng loại cây này bạn nên chú ý vì tinh dầu của chúng có thể gây viêm da cho người nếu chạm phải. Ngoài con nhặng, cây cúc ngải còn hiệu quả trong việc xua đuổi mối, mọt, kiến, chuột và muỗi.

Cách xử lý con nhặng bằng cách đốt vỏ cam, quýt

Khi ăn cam, quýt bạn đừng vứt vỏ đi mà nên phơi khô, sau đó dùng vỏ cam, quýt đốt cháy lên, đây cũng là cách đuổi con nhặng hiệu quả. Hương của vỏ cam, vỏ quýt rất thơm và giúp bạn thấy sảng khoái nhưng đó lại là “khắc tinh” của ruồi muỗi nên khi hít phải mùi hương này chúng sẽ “tức tốc” bay ra khỏi nhà bạn.

Cách xử lý con nhặng bằng lá hương thảo

Cách xử lý con nhặng bằng lá hương thảo

Lá hương thảo là loại lá có màu xanh và dễ trồng, cây này rất hấp dẫn các loài ong bướm nhưng chúng lại xua đuổi các côn trùng có hại như ruồi hay muỗi rất tốt. Để dẹp “giặc” nhặng bạn nên trồng một vài cây hương thảo quanh nhà.

Sử dụng dịch vụ xử lý con nhặng tại IDSV

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị diệt con nhặng hiệu quả thì IDSV là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Với chế độ bảo hành tốt, đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao cùng phương pháp diệt con nhặng theo phương pháp của Nhật Bản, IDSV sẽ nhanh chóng xử lý nhanh gọn tình trạng nhặng đang “tung hoành” tại nhà bạn. 

Con nhặng chính là “kẻ thù” mang đến rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, chính vì vậy việc có các biện pháp xử lý con nhặng là vô cùng cần thiết. Hy vọng với những cách mà IDSV bật mí, bạn sẽ chọn được phương pháp diệt con nhặng phù hợp và hiệu quả nhất với gia đình mình.


0868.070.369

Chat Zalo Messenger