google.com, pub-1530902840863280, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Các loại bướm xuất hiện phổ biến ở Việt Nam

Các loại bướm xuất hiện phổ biến ở Việt Nam

11/12/2022
Ở Việt Nam có các loại bướm nào? Chúng có hình dáng và màu sắc ra sao?

Tập tính sinh hoạt nổi bật là gì? IDSV sẽ đưa bạn đi khám phá những điều bí mật về thế giới thú vị của các loại bướm ở Việt Nam các bạn nhé!

Các loại bướm xuất hiện phổ biến tại Việt Nam

Bướm đuôi kiếm

Bướm đuôi kiếm

Loài bướm này được đặt tên như vậy bởi chúng có đuôi hình kiếm. Bướm đuôi kiếm thường đậu trên nền đất ẩm, ưa sáng và thích những nơi trống trải. Ở mặt trên vùng ngọn cánh trước được tô đen và có năm băng màu vàng nhạt xếp gần nhau. Đến vùng giữa cánh có màu vàng nhạt, ở giữa có đuôi dài rất đẹp, rìa cánh lượn răng cưa.

Với mặt dưới, loài bướm này cũng có màu sắc tương tự như mặt trên, cánh sau có những dấu vết phức tạp, thường có màu sậm hơn. Đặc biệt, bướm đuôi kiếm bay rất nhanh và linh hoạt.  

Bướm chai xanh

Bướm chai xanh là loại bướm thường xuyên xuất hiện tại Việt Nam. Chúng hay bay lượn trong vườn và có thể “dạo chơi” cùng các loài khác ở gần sông, suối. Với sải cánh trung bình từ 80 – 90mm. Bướm cái có màu sắc gần giống bướm đực nhưng màu nhạt hơn và kích thước cánh thường to hơn bướm đực.

Mặt dưới của loài bướm chai xanh có nền cánh màu đen, có một băng giữa cánh màu xanh ngọc chạy từ ngọn cánh cho đến khi chạm bờ cánh sau. Nền cánh bướm có màu nhạt hơn, băng giữa cánh và đốm hình liềm có màu trắng.

Với mặt trên tương tự như mặt dưới, cánh sau có một băng giữa nối tiếp băng của cánh trước nhưng nhỏ dần và sát viền cánh là đốm hình liềm màu xanh ngọc.

Bướm phượng đen

Loài bướm phượng đen sống phổ biến trong rừng, suối, bờ sông. Mặt trên của cánh trước loài  bướm này có màu đen đậm và có một hàng đốm trắng nhỏ ở vùng ngọn cánh, còn cánh sau có một băng màu vàng ở giữa cánh.

Mặt dưới của loài bướm phượng đen khá giống mặt trên nhưng có gân cánh rõ hơn và có một hàng đốm màu đỏ xung quanh viền cánh. Sải cánh từ 110 – 130mm và bướm đực tương tự bướm cái, đây là một trong những loài bướm lớn nhất.

Bướm cam đuôi dài

Loài bướm cam đuôi dài sống phổ biến trong các khu rừng thứ sinh, bìa rừng hoặc những vùng đất canh tác, vườn. Bướm cam đực có cánh trước nền màu đen, đôi khi có đốm màu xanh đọt chuối. Cánh sau có những đốm trắng xanh và mặt dưới gần giống mặt trên, gân cánh nhìn rất rõ hơn.

Những con bướm cái có hình dạng tương tự bướm đực với các góc cánh trước có màu đen đậm, còn cánh sau có một hàng đốm hình liềm ở dưới viền màu đỏ. Sải cánh từ 90 – 100mm và bướm cái có kích thước to hơn bướm đực.

Bướm phượng cam

Bướm phượng cam thường sống phổ biến trong các vườn cam vì chúng đặc biệt rất thích hoa cam và hoa chanh. Sải cánh khoảng 80 – 100mm, bướm cái tương tự bướm đực.

Mặt trên của loài bướm có nền cánh màu đen với các mảng đốm màu vàng nghệ. Cánh trước bao gồm các mảng màu vàng và một hàng đốm màu vàng ở rìa cánh. Còn cánh sau có hai điểm mắt, một điểm ở sát bờ trên, một điểm ở bờ dưới có màu đỏ. Mặt dưới của chúng giống mặt trên, nhưng màu nhạt hơn một chút.

Bướm đuôi chim

Loài bướm đuôi chim được đặt tên như vậy vì chúng có đuôi như đuôi chim và thường được bắt gặp ở các cây thuộc chi hoa dẻ. Sải cánh trung bình từ 90 – 120mm, bướm đuôi chim cái có kích thước lớn và đuôi cánh dài hơn bướm đực.

Quan sát chúng ta sẽ thấy mặt trên của chúng với cánh trước có nền màu đen, các đốm màu xanh lá cây tủa ra từ gốc. Còn mặt dưới, nền cánh màu nâu xám nhạt, các đốm và thanh màu xanh lá cây tương tự mặt trên.

Bướm phượng lớn

Bướm phượng lớn được đặt tên theo kích thước của cơ thể và hay gặp ở nơi trống trải với nguồn thức ăn chủ yếu là các cây rừng. Sải cánh từ 120 – 150mm, đặc biệt, loài bướm đực và bướm cái khác nhau.

Với loài bướm đực có mặt dưới tương tự mặt trên, ở gốc cánh trước và cánh sau có một đốm rất lớn màu đỏ. Mặt trên có nền cánh màu đen với các sọc màu xanh biếc, xen kẽ các gân dược tô đen ở cả hai cánh.

Còn loài bướm cái cũng có mặt dưới tương tự mặt trên nhưng màu nhạt hơn. Mặt trên có cánh trước lượn sóng, gân cánh màu đen, gốc cánh màu đỏ và nền cánh sau màu nâu nhạt, có một hàng đốm màu đen ở vùng viền cánh.

Tiếp xúc với các loại bướm có gây bệnh không?

Tiếp xúc với các loại bướm có gây bệnh không?

Tưởng chừng như vô hại nhưng loại bướm cũng gây ra một số bệnh cho con người. Đó là những loại bệnh nào?

Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Phấn của các loại bướm có thể gây phản ứng dị ứng trên da, độc tố giống histamin có ở lông các loại bướm khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc phát tán trong không khí, đặc biệt ở những phòng kín, có thể kích thích gây viêm da tiếp xúc. Tại các vị trí da tiếp xúc với lông bướm có thể bị ngứa nhiều, nổi sẩn mụn nước, hồng ban phù nề và nóng rát.

Hen suyễn

Một số người có thể lên cơn hen phế quản cấp tính khi tiếp xúc qua da hay qua đường hô hấp với phấn hoặc lông bướm. Để tránh hít phải chúng, những người có tiền sử dị ứng, hen suyễn,…tuyệt đối không nên đến những nơi là “điểm nóng” mà các loại bướm thường xuyên lui tới.

Sau khi cùng IDSV “dạo quanh” một vòng thế giới các loại bướm, hy vọng các bạn đã “bỏ túi” thêm nhiều thông tin thú vị về loài bướm cũng như thấy được bức tranh sinh động về thế giới của chúng.


0868.070.369

Chat Zalo Messenger